Tăng cường công tác quản lý, điều hành giá
Thực hiện Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp ban Ban Chỉ đạo ngày 12 tháng 6 năm 2024. Để tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong các tháng còn lại năm 2024, Sở Tài chính đề nghị các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ:  

Ảnh minh họa

Các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ, nghiên cứu triển khai thực hiện Thông báo số 274/TB-VPCP ngày 24/6/2024 của Văn phòng Chính phủ Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp ban Ban Chỉ đạo điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.

Tiếp tục tổ chức thực hiện các nội dung chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 58/UBND-KTTH ngày 12/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thi hành Luật Giá 2023 theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 26/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 303/UBND-KTTH ngày 01/3/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 04/6/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc Triển khai thi hành Luật Giá số 16/2023/QH15 đảm bảo tiến độ quy định.

Theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa trên thị trường, kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền những hàng hóa có biến động lớn về giá. Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ.

Căn cứ pháp luật chuyên ngành, các Sở: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương rà soát, đề xuất lộ trình điều chỉnh giá gắn với mức độ và dự kiến thời điểm thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý (dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục; giá thuê ki ốt chợ; giá nước sạch sinh hoạt,…) tổng hợp gửi Sở tài chính tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Giá.

Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá theo quy định pháp luật. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thường xuyên theo dõi sát thông tin, nắm bắt diễn biến giá cả một số mặt hàng có tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng và tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định.

Thực hiện hiệu quả, kịp thời công tác truyền thông, thông tin rộng rãi tới công chúng trước khi điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý để tránh các thông tin không chính xác, gây hoang mang dư luận. Công khai minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, các bộ, ngành, địa phương để ổn định tâm lý người dân, doanh nghiệp, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Đối với các mặt hàng, dịch vụ cụ thể, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, trong đó:

- Xăng dầu: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tuyệt đối không để thiếu hụt...

- Đối với các hàng hóa, dịch vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh định giá, các mặt hàng xem xét điều chỉnh giá: các Sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao rà soát kỹ các yếu tố hình thành giá báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phương án điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt hàng giá thị trường theo đúng quy định với mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp, tránh gây biến động lớn về giá, không tăng giá đột ngột hoặc tăng giá dồn vào cung một thời điểm.

- Lương thực, thực phẩm: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương theo dõi sát tình hình sản xuất, biến động giá các yếu tố đầu vào, nhu cầu tiêu dùng của thị trường các mặt hàng nông sản thiết yếu như lúa gạo, thịt lợn, các vật tư nông nghiệp đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa trên thị trường.

- Vật liệu xây dựng: Sở Xây dựng, Sở Công Thương theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu chủ yếu, chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp bảo đảm cung cầu, bình ổn giá vật liệu xây dựng.

- Dịch vụ giáo dục: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động nắm bắt thông tin về mức điều chỉnh học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục trên địa bàn năm học 2024-2025 để có đánh giá tổng thể về mức độ tăng và tình hình triển khai thực hiện.

Chi tiết thông báo số 274/TB-VPCP: Tải về

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 




Video tuyên truyền nông thôn mới
  • Hành chính Hòa Bình thay đổi hướng tới người dân
  • Niềm tin trên cung đường đối tác công - tư
  • Hạ tầng giao thông, khát vọng phát triển
  • Lễ Hội Cá Tôm Sông Đà Tỉnh Hòa Bình năm 2023
  • Ứng dụng PC Covid
  • Hướng dẫn cài đặt Bluezone để phòng, chống dịch COVID-19
  • Top 12 điểm du lịch nổi tiếng tại Hòa Bình thu hút khách du lịch nhất
  • ANTV Truyền hình công an nhân dân
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 25
  • Hôm nay: 111
  • Trong tuần: 6 343
  • Tất cả: 827274
 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ SỞ TÀI CHÍNH TỈNH HÒA BÌNH
Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Điện thoại: (0218) 3 852 106 - Fax: (0218) 3 852249
Email: stchoabinh@mof.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 47/GP-STTTT ngày 07/4/2016
 Chung nhan Tin Nhiem Mang