Luật Phòng chống tham nhũng số 36/2018/QH2014

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 36/2018/QH14

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2018 

 

LUẬT

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống thamnhũng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiệntham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chốngtham nhũng.

Điều 2. Các hành vitham nhũng

1. Các hành vi tham nhũng trong khu vựcnhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vựcnhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạttài sản;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khithi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ,công vụ vì vụ lợi;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnhhưởng đối với người khác để trục lợi;

g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giảiquyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụngtrái phép tài sản công vì vụ lợi;

k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

l) Không thực hiện, thực hiện không đúnghoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao checho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái phápluật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xétxử, thi hành án vì vụ lợi.

2. Các hành vi tham nhũng trong khu vựcngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khuvực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giảiquyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Điều 3. Giải thíchtừ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây đượchiểu như sau:

1. Tham nhũng là hành vi của ngườicó chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

2. Người có chức vụ, quyền hạn làngười do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thứckhác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, côngvụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụđó, bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, côngnhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩquan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhâncông an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

c) Người đại diện phần vốn nhà nước tạidoanh nghiệp;

d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lýtrong doanh nghiệp, tổ chức;

đ) Những người khác được giao thực hiệnnhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

3. Tài sản tham nhũng là tài sản cóđược từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.

4. Công khai, minh bạch về tổ chức vàhoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là việc công bố, cung cấp thông tin,giải trình về tổ chức bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệmtrong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

5. Trách nhiệm giải trình là việccơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải thíchkịp thời, đầy đủ về quyết định, hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ,công vụ được giao.

6. Nhũng nhiễu là hành vi cửaquyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyềnhạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

7. Vụ lợi là việc người có chức vụ,quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặclợi ích phi vật chất không chính đáng.

8. Xung đột lợi ích là tình huốngmà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích củahọ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

9. Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhànước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) bao gồm cơ quan nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sựnghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nướcthành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạtđộng, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầuphát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.

10. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoàinhà nước là doanh nghiệp, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại khoản9 Điều này.

Điều 4. Trách nhiệmcủa cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nướctrong phòng, chống tham nhũng

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa thamnhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nướccó thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiệnquy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

b) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củangười phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hànhvi tham nhũng;

c) Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báocáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng;

d) Kịp thời cung cấp thông tin và thựchiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quátrình phát hiện, xử lý tham nhũng.

2. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhànước có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa thamnhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩmquyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mìnhtheo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổchức;

b) Kịp thời cung cấp thông tin về hành vitham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

Điều 5. Quyền vànghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng

1. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh,tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theoquy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện phápluật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng,chống tham nhũng.

2. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡcơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.

Điều 6. Tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng

1. Cơ quan thông tin, truyền thông và cơquan, tổ chức, đơn vị khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cótrách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng nhằmnâng cao nhận thức cho công dân và người có chức vụ, quyền hạn.

2. Cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cótrách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm phòng,chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đối với học sinhtrung học phổ thông, sinh viên, học viên và người có chức vụ, quyền hạn theoquy định của pháp luật.

Điều 7. Giám sátcông tác phòng, chống tham nhũng

1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hộigiám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

2. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội,trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống thamnhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.

3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng.

4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốchội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chốngtham nhũng.

5. Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồngnhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểuHội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát côngtác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.

Điều 8. Các hành vibị nghiêm cấm

1. Các hành vi tham nhũng quy định tạiĐiều 2 của Luật này.

2. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thôngtin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin vềhành vi tham nhũng.

3. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tốcáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơquan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

4. Bao che hành vi tham nhũng; cản trở,can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vikhác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IXcủa Luật này.

Chương II

PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠNVỊ

Mục 1. CÔNG KHAI,MINH BẠCH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

Điều 9. Nguyên tắccông khai, minh bạch

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải côngkhai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bímật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc công khai, minh bạch phải bảo đảmchính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổchức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 10. Nội dungcông khai, minh bạch

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải côngkhai, minh bạch theo quy định của pháp luật về các nội dung sau đây:

a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật cónội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viênchức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân;

b) Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chínhcông, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác;

c) Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổchức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn;

d) Việc thực hiện chính sách, pháp luật cónội dung không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này màtheo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giảiquyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội dung côngkhai, minh bạch quy định tại khoản 1 Điều này còn phải công khai, minh bạch vềthủ tục hành chính.

Điều 11. Hình thứccông khai

1. Hình thức công khai bao gồm:

a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổchức, đơn vị;

b) Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổchức, đơn vị;

c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổchức, đơn vị, cá nhân có liên quan;

d) Phát hành ấn phẩm;

đ) Thông báo trên phương tiện thông tinđại chúng;

e) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử,trang thông tin điện tử;

g) Tổ chức họp báo;

h) Cung cấp thôngtin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.

2. Trường hợp luật khác không quy định vềhình thức công khai thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiệnmột hoặc một số hình thức công khai quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và gkhoản 1 Điều này. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể lựa chọn thựchiện thêm hình thức công khai quy định tại điểm a và điểm h khoản 1 Điều này.

Điều 12. Tráchnhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịcó trách nhiệm tổ chức thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt độngcủa cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của Luật này và quy định kháccủa pháp luật có liên quan.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịcó trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơnvị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện công khai, minh bạch; trường hợp pháthiện vi phạm pháp luật về công khai, minh bạch thì phải xử lý theo thẩm quyềnhoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Họp báo,phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệmtổ chức họp báo, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ hoặc độtxuất về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, về công tácphòng, chống tham nhũng và xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng theo quy định củapháp luật về báo chí.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chứchọp báo, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đột xuất đối với vụ việccó liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình mà dưluận xã hội quan tâm, trừ trường hợp pháp luật về báo chí có quy định khác.

Điều 14. Quyền yêucầu cung cấp thông tin

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình, có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thôngtin về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó theo quy định củapháp luật.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhậnđược yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin,trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên phương tiện thông tinđại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc được niêm yết công khai; trường hợpkhông cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơquan, tổ chức đã yêu cầu và nêu rõ lý do.

2. Công dân có quyền yêu cầu cơ quan nhànước cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.

3. Việc cung cấp thông tin của cơ quan, tổchức, đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩtrong lực lượng vũ trang công tác, làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đóđược thực hiện theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và quyđịnh của pháp luật có liên quan.

Điều 15. Tráchnhiệm giải trình

1. Cơ quan, tổchức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình về quyết định, hành vi của mìnhtrong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầu của cơ quan, tổchức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó. Ngườithực hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịhoặc người được phân công, người được ủy quyền hợp pháp để thực hiện tráchnhiệm giải trình.

2. Trường hợp báo chí đăng tải thông tinvề vi phạm pháp luật và có yêu cầu trả lời các vấn đề liên quan đến việc thựchiện nhiệm vụ, công vụ được giao thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩmquyền phải giải trình và công khai nội dung giải trình trên báo chí theo quyđịnh của pháp luật.

3. Việc giải trình khi có yêu cầu của cơquan có thẩm quyền giám sát hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩmquyền khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1Điều này.

Điều 16. Báo cáo,công khai báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng

1. Hằng năm, Chính phủ có trách nhiệm báocáo Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; Ủy bannhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tácphòng, chống tham nhũng ở địa phương.

2. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Chính phủtrong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vicả nước.

3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhândân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấphuyện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xây dựngbáo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.

4. Báo cáo về công tác phòng, chống thamnhũng bao gồm các nội dung sau đây:

a) Đánh giá tình hình tham nhũng;

b) Kết quả thực hiện các biện pháp phòngngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng và các nội dungkhác trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng;

c) Đánh giá về công tác phòng, chống thamnhũng và phương hướng, giải pháp, kiến nghị.

5. Báo cáo về công tác phòng, chống thamnhũng phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tửcủa cơ quan nhà nước hoặc phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 17. Tiêu chíđánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng

1. Việc đánh giá về công tác phòng, chốngtham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí sau đây:

a) Số lượng, tính chất và mức độ của vụviệc, vụ án tham nhũng;

b) Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách,pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

c) Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừatham nhũng;

d) Việc phát hiện và xử lý tham nhũng;

đ) Việc thu hồi tài sản tham nhũng.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2. XÂY DỰNG VÀTHỰC HIỆN ĐỊNH MỨC, TIÊU CHUẨN, CHẾ ĐỘ TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

Điều 18. Xây dựng,ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ

1. Cơ quan nhà nước, trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Xây dựng, ban hành định mức, tiêuchuẩn, chế độ;

b) Công khai quy định về định mức, tiêuchuẩn, chế độ;

c) Thực hiện và công khai kết quả thựchiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, đơn vị khác có sử dụng tàichính công, căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều này, hướng dẫn áp dụng hoặcphối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành, công khai địnhmức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong tổ chức, đơn vị mình, thực hiện và côngkhai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ đó.

3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị không được banhành định mức, tiêu chuẩn, chế độ trái pháp luật.

Điều 19. Kiểm tra,thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về định mức, tiêu chuẩn, chế độ

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định vềđịnh mức, tiêu chuẩn, chế độ và xử lý kịp thời người có hành vi vi phạm.

2. Người có hành vi vi phạm quy định vềđịnh mức, tiêu chuẩn, chế độ phải bị xử lý theo quy định tại Điều 94 của Luậtnày và chịu trách nhiệm bồi thường như sau:

a) Người cho phép sử dụng trái quy định vềđịnh mức, tiêu chuẩn, chế độ phải hoàn trả phần giá trị mà mình cho phép sửdụng trái quy định và bồi thường thiệt hại; người sử dụng trái quy định về địnhmức, tiêu chuẩn, chế độ có trách nhiệm liên đới bồi thường với người cho phépsử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ;

b) Người tự ý sử dụng trái quy định vềđịnh mức, tiêu chuẩn, chế độ phải hoàn trả phần giá trị mình sử dụng trái quyđịnh và bồi thường thiệt hại.

Mục 3. THỰC HIỆN QUYTẮC ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

Điều 20. Quy tắcứng xử của người có chức vụ, quyền hạn

1. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơquan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hộiphải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phảilàm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảođảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.

2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơquan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;

b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hànhdoanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợpdanh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cánhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhànước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giảiquyết;

d) Thành lập, giữchức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trướcđây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định củaChính phủ;

đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơquan, tổ chức, đơn vị;

e) Những việc khác mà người có chức vụ,quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viênchức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.

3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh,chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủquỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa,dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứngđầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạmvi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợhoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trựctiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

5. Thành viên Hội đồng quản trị, thànhviên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc,Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lýkhác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệpthuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanhnghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dựcác gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh,chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủkho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợpđồng cho doanh nghiệp.

Điều 21. Thẩmquyền ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổchức, đơn vị

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủnhiệm Văn phòng Quốc hội ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyềnhạn trong cơ quan, ngành, lĩnh vực do mình quản lý.

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quy tắcứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong ngành do mình quản lý.

3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy tắcứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy chính quyền địa phương.

4. Cơ quan trung ương của tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị-xã hội ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ,quyền hạn trong tổ chức mình.

Điều 22. Tặng quàvà nhận quà tặng

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chứcvụ, quyền hạn không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng, trừtrường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cầnthiết khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chứcvụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hìnhthức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mìnhgiải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 23. Kiểm soátxung đột lợi ích

1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ,công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung độtlợi ích thì phải báo cáo người có thẩm quyền để xem xét, xử lý.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khiphát hiện có xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thôngtin, báo cáo cho người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý.

3. Người trực tiếp quản lý, sử dụng ngườicó chức vụ, quyền hạn khi phát hiện có xung đột lợi ích và nếu thấy việc tiếptục thực hiện nhiệm vụ, công vụ không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trungthực thì phải xem xét, áp dụng một trong các biện pháp sau đây:

a) Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, côngvụ được giao của người có xung đột lợi ích;

b) Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiệnnhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích;

c) Tạm thời chuyển người có xung đột lợiích sang vị trí công tác khác.

4. Chính phủ quy định, chi tiết Điều này.

Mục 4. CHUYỂN ĐỔI VỊTRÍ CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

Điều 24. Nguyêntắc chuyển đổi vị trí công tác

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩmquyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, côngchức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức,đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng. Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữchức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ.

2. Việc chuyển đổi vị trí công tác phảibảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnhhưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Việc chuyển đổi vị trí công tác phảiđược thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Không được lợi dụng việc định kỳ chuyểnđổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trùdập cán bộ, công chức, viên chức.

5. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4Điều này cũng được áp dụng đối với những người sau đây mà không giữ chức vụlãnh đạo, quản lý:

a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, côngnhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;

b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan,hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộcCông an nhân dân.

Điều 25. Vị trícông tác và thời hạn phải định kỳ chuyển đổi

1. Người có chức vụ, quyền hạn làm việctại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chínhcông, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc củacơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được chuyển đổi vị trí công tác.

2. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí côngtác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

3. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ cómột vị trí phải định kỳ chuyển đổi công tác mà vị trí này có yêu cầu chuyênmôn, nghiệp vụ đặc thù so với vị trí khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thìviệc chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sửdụng người có chức vụ, quyền hạn đề nghị với cơ quan có thẩm quyền quyết địnhchuyển đổi.

4. Chính phủ quyđịnh chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vịtrí công tác tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyềnđịa phương.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ nhiệm Vănphòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cơ quan trung ương của tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định chi tiết vị trí công tác phảichuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chứcvụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

Điều 26. Kế hoạchchuyển đổi vị trí công tác

1. Định kỳ hằng năm, người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị phải ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trícông tác đối với người có chức vụ, quyền hạn theo thẩm quyền quản lý cán bộ.

2. Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tácphải nêu rõ mục đích, yêu cầu, trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí côngtác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển đổivị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện.

Mục 5. CẢI CÁCH HÀNHCHÍNH, ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TRONG QUẢN LÝ VÀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT

Điều 27. Cải cáchhành chính

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

1. Công khai, hướng dẫn thủ tục hànhchính, đơn giản hóa và cắt giảm thủ tục trực tiếp tiếp xúc với cơ quan, tổchức, đơn vị, cá nhân khi giải quyết công việc;

2. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thựchiện nhiệm vụ, công vụ, việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công;

3. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức, viên chức; quy định về vị trí việc làm trong cơ quan, tổchức, đơn vị mình;

4. Thực hiện nhiệm vụ khác về cải cáchhành chính.

Điều 28. Ứng dụngkhoa học, công nghệ trong quản lý

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệmtăng cường đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực, đẩy mạnh sáng tạo và ứngdụng khoa học, công nghệ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơnvị mình.

2. Các Bộ, ngành có trách nhiệm đẩy mạnhxây dựng và vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia phục vụ cho việc quảnlý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của phápluật.

Điều 29. Thanhtoán không dùng tiền mặt

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiệnviệc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu, chi sau đây:

a) Các khoản thu, chi có giá trị lớn tại địa bàn đáp ứng điềukiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quyđịnh của Chính phủ;

b) Các khoản chi lương, thưởng và chi kháccó tính chất thường xuyên.

2. Chính phủ áp dụng biện pháp tài chính,công nghệ để giảm việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch.

Mục 6. KIỂM SOÁT TÀISẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

Tiểu mục 1

THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠNVỊ, CÁ NHÂN TRONG KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP

Điều 30. Cơ quankiểm soát tài sản, thu nhập

1. Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản,thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công táctại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơnvị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thànhlập, doanh nghiệp nhà nước; người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (sauđây gọi là người có nghĩa vụ kê khai) thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

2. Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thunhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanhnghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, trừ trườnghợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công táctại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lýcủa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tạikhoản 1 Điều này.

4. Cơ quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hộivề công tác đại biểu kiểm soát tài sản, thu nhập của đại biểu Quốc hội hoạt độngchuyên trách và người có nghĩa vụ kê khai khác thuộc thẩm quyền quản lý cán bộcủa Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

5. Văn phòng Quốc hội kiểm soát tài sản,thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan thuộc Ủy ban Thườngvụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Văn phòng Chủ tịch nước kiểm soát tàisản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Văn phòng Chủ tịchnước.

7. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước kiểm soát tài sản, thu nhập của người cónghĩa vụ kê khai công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểmtoán nhà nước.

8. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sảnViệt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội kiểm soát tàisản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác trong hệ thống cơ quan, tổ chức đó.

Điều 31. Nhiệm vụ,quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập

1. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cónhiệm vụ sau đây:

a) Quản lý, cập nhật bản kê khai tài sản,thu nhập (sau đây gọi là bản kê khai) và các thông tin về kiểm soát tài sản,thu nhập;

b) Giữ bí mật thông tin thu thập đượctrong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập;

c) Áp dụng hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức,đơn vị, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tincó liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập. Việc bảo vệ người cung cấpthông tin được thực hiện như bảo vệ người tố cáo quy định tại khoản 1 Điều 67của Luật này;

d) Cung cấp bản kê khai, thông tin, dữliệu về kiểm soát tài sản, thu nhập khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơnvị, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 42 của Luật này;

đ) Trong quá trình kiểm soát tài sản, thunhập nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì Cơ quan kiểm soát tài sản, thunhập phải chuyển vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

2. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cóquyền hạn sau đây:

a) Yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai cungcấp, bổ sung thông tin có liên quan, giải trình khi có biến động tăng về tàisản, thu nhập từ 300.000.000đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó hoặc để phụcvụ việc xác minh tài sản, thu nhập;

b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cánhân có liên quan cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụkê khai để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập;

c) Xác minh tài sản, thu nhập và kiến nghịxử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cánhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản,thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật nhằm ngăn chặnviệc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trởhoạt động xác minh tài sản, thu nhập;

đ) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ việcxác minh.

3. Việc yêu cầu, đề nghị quy định tại cácđiểm b, d và đ khoản 2 Điều này phải được thực hiện bằng văn bản do Tổ trưởngTổ xác minh tài sản, thu nhập, người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầuCơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ký. Trình tự, thủ tục yêu cầu, thực hiệnyêu cầu cung cấp thông tin quy định tại điểm b khoản 2 Điều này do Chính phủquy định.

Điều 32. Tráchnhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tàisản, thu nhập

Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, chinhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan công an, quản lý thuế, hảiquan, quản lý về đất đai, đăng ký tài sản và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhânkhác có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệmsau đây:

1. Cung cấp thông tin liên quan đến nộidung xác minh về tài sản, thu nhập khi có yêu cầu của Cơ quan kiểm soát tàisản, thu nhập và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thôngtin đã cung cấp; trường hợp không cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bảnvà nêu rõ lý do;

2. Áp dụng biện pháp cần thiết theo quyđịnh của pháp luật để làm rõ thông tin liên quan đến nội dung xác minh tài sản,thu nhập hoặc để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thunhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập;

3. Tiến hành định giá, thẩm định giá, giámđịnh tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật.

Tiểu mục 2

KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP

Điều 33. Nghĩa vụkê khai tài sản, thu nhập

1. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khaitài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặcchồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật này.

2. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khaitrung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tàisản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịutrách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.

Điều 34. Người cónghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập

1. Cán bộ, công chức.

2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quânđội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.

3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòngvà tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhànước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ngườiứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 35. Tài sản,thu nhập phải kê khai

1. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:

a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trìnhxây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;

b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ cógiá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;

c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

2. Chính phủ quy định mẫu bản kê khai vàviệc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều này.

Điều 36. Phươngthức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập

1. Kê khai lần đầu được thực hiện đối vớinhững trường hợp sau đây:

a) Người đang giữ vị trí công tác quy địnhtại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này tại thời điểm Luật này có hiệu lựcthi hành. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2019;

b) Người lần đầu giữ vị trí công tác quyđịnh tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này. Việc kê khai phải hoàn thànhchậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trícông tác.

2. Kê khai bổ sung được thực hiện khingười có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giátrị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập, trừ trường hợp đã kê khaitheo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Kê khai hằng năm được thực hiện đối vớinhững trường hợp sau đây:

a) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở vàtương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;

b) Người không thuộc quy định tại điểm akhoản này làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công,đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổchức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoànthành trước ngày 31 tháng 12.

4. Kê khai phục vụ công tác cán bộ đượcthực hiện đối với những trường hợp sau đây:

a) Người có nghĩa vụ kê khai quy định tạicác khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm,bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụkhác;

b) Người có nghĩa vụ kê khai quy định tạikhoản 4 Điều 34 của Luật này. Thời điểm kê khai được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật về bầu cử.

Điều 37. Tổ chứcviệc kê khai tài sản, thu nhập

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sửdụng người có nghĩa vụ kê khai tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập như sau:

a) Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khaivà gửi cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền;

b) Hướng dẫn việc kê khai tài sản, thunhập cho người có nghĩa vụ kê khai;

c) Lập sổ theo dõi kê khai, giao, nhận bảnkê khai.

2. Người có nghĩa vụ kê khai có tráchnhiệm kê khai theo mẫu và gửi bản kê khai cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý,sử dụng người có nghĩa vụ kê khai.

Điều 38. Tiếpnhận, quản lý, bàn giao bản kê khai tài sản, thu nhập

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sửdụng người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý bản kê khai.

2. Trường hợp bản kê khai không đúng theomẫu hoặc không đầy đủ về nội dung thì cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu kê khaibổ sung hoặc kê khai lại. Thời hạn kê khai bổ sung hoặc kê khai lại là 07 ngàykể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhậnđược bản kê khai, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụkê khai rà soát, kiểm tra bản kê khai và bàn giao 01 bản kê khai cho Cơ quankiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền.

Điều 39. Công khaibản kê khai tài sản, thu nhập

1. Bản kê khai của người có nghĩa vụ kêkhai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyênlàm việc.

2. Bản kê khai của người dự kiến được bổnhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được côngkhai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.

3. Bản kê khai của người ứng cử đại biểuQuốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quyđịnh của pháp luật về bầu cử.

4. Bản kê khai của người dự kiến bầu, phêchuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốchội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thứccông khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

5. Bản kê khai của người dự kiến bầu giữchức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họplấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thànhviên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

6. Chính phủ quy định chi tiết về thờiđiểm, hình thức và việc tổ chức công khai bản kê khai quy định tại các khoản1,2 và 5 Điều này.

Điều 40. Theo dõibiến động tài sản, thu nhập

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theodõi biến động về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thông qua phântích, đánh giá thông tin từ bản kê khai hoặc từ các nguồn thông tin khác.

Trường hợp phát hiện tài sản, thu nhập cóbiến động từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lầnliền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai không kê khai thì Cơ quan kiểm soáttài sản, thu nhập có quyền yêu cầu người đó cung cấp, bổ sung thông tin có liênquan; trường hợp tài sản, thu nhập có biến động tăng thì phải giải trình vềnguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.

Tiểu mục 3

XÁC MINH TÀI SẢN, THU NHẬP

Điều 41. Căn cứxác minh tài sản, thu nhập

1. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xácminh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tàisản, thu nhập không trung thực;

b) Có biến động tăng về tài sản, thu nhậptừ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trướcđó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc;

c) Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thunhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo;

d) Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạchxác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựachọn ngẫu nhiên;

đ) Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan,tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 của Luật này.

2. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chílựa chọn người có nghĩa vụ kê khai được xác minh và việc xây dựng, phê duyệt kếhoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm của Cơ quan kiểm soát tài sản, thunhập quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 42. Thẩmquyền yêu cầu, kiến nghị xác minh tài sản, thu nhập

1. Khi có một trong các căn cứ quy địnhtại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 41 của Luật này hoặc khi xét thấy cần cóthêm thông tin để phục vụ cho công tác cán bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân sauđây có quyền yêu cầu hoặc kiến nghị Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập raquyết định xác minh tài sản, thu nhập:

a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xácminh đối với người dự kiến được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bầu, phêchuẩn hoặc bổ nhiệm, người dự kiến được bổ nhiệm Phó Tổng Kiểm toán nhà nước;

b) Chủ tịch nước yêu cầu xác minh đối vớingười dự kiến được bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sátnhân dân tối cao;

c) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xác minhđối với người dự kiến được bổ nhiệm Thứ trưởng và chức vụ tương đương thuộc Bộ,cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộcChính phủ, người dự kiến được bầu hoặc đề nghị phê chuẩn chức vụ Chủ tịch, Phó Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêucầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Chánh án, Phó Chánh án Tòa ánnhân dân các cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu xác minhđối với người dự kiến được bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân các cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

đ) Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầuxác minh đối với người dự kiến được Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồngnhân dân bầu hoặc phê chuẩn;

e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bầuhoặc đề nghị phê chuẩn chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dướitrực tiếp;

g) Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cửhoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu xác minh đối với người ứng cử đạibiểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

h) Cơ quan thường vụ của tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị-xã hội yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bầutại đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội;

i) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịhoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ đối với người có nghĩa vụ kê khai yêucầu hoặc kiến nghị xác minh đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyềnquản lý, sử dụng trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b,c, d, đ, e, g và h khoản này.

2. Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước,Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chứccó thẩm quyền khác có quyền yêu cầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xácminh tài sản, thu nhập nếu trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điềutra, truy tố, xét xử, thi hành án xét thấy cần làm rõ về tài sản, thu nhập cóliên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.

Điều 43. Nội dungxác minh tài sản, thu nhập

1. Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng củabản kê khai.

2. Tính trung thực trong việc giải trìnhvề nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.

Điều 44. Trình tựxác minh tài sản, thu nhập

1. Ra quyết định xác minh tài sản, thunhập và thành lập Tổ xác minh tài sản, thu nhập.

2. Yêu cầu người được xác minh giải trìnhvề tài sản, thu nhập của mình.

3. Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập.

4. Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thunhập.

5. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập.

6. Gửi và công khai Kết luận xác minh tàisản, thu nhập.

Điều 45. Quyếtđịnh xác minh tài sản, thu nhập

1. Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tàisản, thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập trong thời hạn 05 ngàylàm việc kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 41 củaLuật này hoặc 15 ngày kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại các điểm a, b,c và d khoản 1 Điều 41 của Luật này.

2. Quyết định xác minh tài sản, thu nhậpbao gồm các nội dung sau đây:

a) Căn cứ ban hành quyết định xác minh;

b) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác củangười được xác minh tài sản, thu nhập;

c) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của Tổtrưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập;

d) Nội dung xác minh;

đ) Thời hạn xác minh;

e) Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng vàthành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập;

g) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhânphối hợp (nếu có).

3. Quyết định xác minh tài sản, thu nhậpphải được gửi cho Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập, ngườiđược xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thời hạn03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xác minh.

Điều 46. Tổ xácminh tài sản, thu nhập

1. Tổ xác minh tài sản, thu nhập gồm có Tổtrưởng và các thành viên. Trường hợp nội dung xác minh có tình tiết phức tạp,liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người đứng đầu Cơ quan kiểmsoát tài sản, thu nhập có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cửngười tham gia Tổ xác minh tài sản, thu nhập.

Không bố trí người tham gia Tổ xác minhtài sản, thu nhập là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của ngườiđược xác minh hoặc người khác mà có căn cứ cho rằng người đó có thể không vôtư, khách quan trong việc xác minh tài sản, thu nhập.

2. Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhậpcó nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Yêu cầu người được xác minh giải trìnhvề tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thunhập tăng thêm so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó;

b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cánhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung xác minh theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 31 của Luật này;

c) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị cóthẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thunhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn việctẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạtđộng xác minh tài sản, thu nhập;

d) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ choviệc xác minh;

đ) Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thunhập bằng văn bản với người ra quyết định xác minh và chịu trách nhiệm trướcpháp luật, trước người ra quyết định xác minh về nội dung báo cáo;

e) Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thậpđược trong quá trình xác minh.

3. Thành viên Tổ xác minh tài sản, thunhập có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thu thập thông tin, tài liệu, xác minhtại chỗ đối với tài sản, thu nhập và thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân côngcủa Tổ trưởng;

b) Kiến nghị Tổ trưởng áp dụng biện phápquy định tại khoản 2 Điều này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;

c) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đượcgiao với Tổ trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổ trưởng về nộidung báo cáo;

d) Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thậpđược trong quá trình xác minh.

Điều 47. Quyền vànghĩa vụ của người được xác minh tài sản, thu nhập

1. Giải trình về tính trung thực, đầy đủ,rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.

2. Cung cấp thông tin liên quan đến nộidung xác minh khi có yêu cầu của Tổ xác minh tài sản, thu nhập và chịu tráchnhiệm về tính chính xác của thông tin đã cung cấp.

3. Thực hiện đầy đủ, kịp thời yêu cầu củaTổ xác minh tài sản, thu nhập, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trongquá trình xác minh tài sản, thu nhập.

4. Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan,tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về kiểm soát tài sản, thu nhập.

5. Khiếu nại quyết định, hành vi của cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xác minh tài sản, thu nhập khi cócăn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợiích hợp pháp của mình.

6. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xác minh tài sản, thu nhập.

7. Được phục hồi danh dự, khôi phục quyềnvà lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạmpháp luật của người xác minh tài sản, thu nhập gây ra theo quy định của phápluật.

Điều 48. Báo cáokết quả xác minh tài sản, thu nhập

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày raquyết định xác minh, Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập phải báo cáo kếtquả xác minh tài sản, thu nhập bằng văn bản cho người ra quyết định xác minh;trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày.

2. Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thunhập bao gồm các nội dung sau đây:

a) Nội dung được xác minh, hoạt động xácminh đã được tiến hành và kết quả xác minh;

b) Đánh giá về tính trung thực, đầy đủ, rõràng của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc củatài sản, thu nhập tăng thêm;

c) Kiến nghị xử lý vi phạm quy định củapháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Điều 49. Kết luậnxác minh tài sản, thu nhập

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhậnđược Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minhphải ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập; trường hợp phức tạp thì thờihạn có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.

2. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập baogồm các nội dung sau đây:

a) Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng củaviệc kê khai tài sản, thu nhập;

b) Tính trung thực trong việc giải trìnhvề nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;

c) Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý viphạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.

3. Người ban hành Kết luận xác minh tàisản, thu nhập phải chịu trách nhiệm về tính khách quan, trung thực của Kết luậnxác minh.

4. Kết luận xác minh tài sản, thu nhậpphải được gửi cho người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân yêucầu, kiến nghị xác minh quy định tại Điều 42 của Luật này.

5. Người được xác minh có quyền khiếu nạiKết luận xác minh tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Điều 50. Công khaiKết luận xác minh tài sản, thu nhập

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từngày ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minhtài sản, thu nhập có trách nhiệm công khai Kết luận xác minh.

2. Việc công khai Kết luận xác minh tàisản, thu nhập được thực hiện như việc công khai bản kê khai quy định tại Điều39 của Luật này.

Điều 51. Xử lýhành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc củatài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực

1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ngườiứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trungthực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thìbị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.

2. Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệmlại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực,giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì khôngđược bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.

3. Người có nghĩa vụ kê khai không thuộctrường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà kê khai tài sản, thunhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêmkhông trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằngmột trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôiviệc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thìcòn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từchức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.

4. Quyết định kỷ luật được công khai tạicơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị xử lý kỷ luật làm việc.

Tiểu mục 4

CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THUNHẬP

Điều 52. Cơ sở dữliệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập

1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tàisản, thu nhập bao gồm thông tin về bản kê khai, Kết luận xác minh tài sản, thunhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập theoquy định của Luật này.

2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tàisản, thu nhập được xây dựng và quản lý tập trung tại Thanh tra Chính phủ.

Điều 53. Tráchnhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập

1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sauđây:

a) Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệcơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi cả nước;

b) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khaithác và bảo vệ cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập;

c) Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin vềkiểm soát tài sản, thu nhập do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩavụ kê khai và Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác cung cấp;

d) Cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốcgia về kiểm soát tài sản, thu nhập;

đ) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo việcquản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi cảnước.

2. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhậpkhác có trách nhiệm sau đây:

a) Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệcơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi quản lý của mình;

b) Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin vềkiểm soát tài sản, thu nhập do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng ngườicó nghĩa vụ kê khai cung cấp trong phạm vi quản lý của mình;

c) Cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu vềkiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi quản lý của mình;

d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo việcquản lý cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập theo thẩm quyền.

Điều 54. Bảo vệ,lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tàisản, thu nhập

1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tàisản, thu nhập phải được bảo mật, bảo vệ chặt chẽ, an toàn, lưu trữ lâu dài vàkhai thác có hiệu quả.

2. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cóquyền tiếp cận, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhậpđể phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình.

3. Việc cung cấp thông tin cơ sở dữ liệuquốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập chỉ được thực hiện khi có yêu cầu củacơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 42 của Luậtnày.

Yêu cầu cung cấp thông tin cơ sở dữ liệuquốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập phải được thực hiện bằng văn bản. Vănbản yêu cầu phải nêu rõ lý do, mục đích sử dụng và phạm vi, nội dung, thôngtin, dữ liệu phải cung cấp.

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cótrách nhiệm cung cấp bản kê khai, thông tin, dữ liệu về kiểm soát tài sản, thunhập bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân yêu cầu trong thời hạn10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương III

PHÁT HIỆN THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠNVỊ

Mục 1. CÔNG TÁCKIỂM TRA VÀ TỰ KIỂM TRA CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

Điều 55. Công táckiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước

1. Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nướccó trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức,đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện, ngănchặn, xử lý tham nhũng.

2. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng,người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước phải kịp thời xử lý theo thẩm quyềnhoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 56. Công táctự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịcó trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ củangười có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý mà thường xuyên, trực tiếp giảiquyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác nhằm kịp thời pháthiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịcó trách nhiệm thường xuyên đôn đốc đơn vị trực thuộc kiểm tra người có chứcvụ, quyền hạn do mình quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

3. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng,người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyềnhoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 57. Kiểm trahoạt động chống tham nhũng trong Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân

1. Người đứng đầu Cơ quan thanh tra, Kiểmtoán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân phảităng cường quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người có chức vụ, quyền hạnkhác; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi lạmquyền, nhũng nhiễu và các hành vi khác vi phạm pháp luật trong hoạt động chốngtham nhũng.

2. Cán bộ, công chức, viên chức và ngườicó chức vụ, quyền hạn khác của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân có hành vi vi phạm pháp luậttrong hoạt động chống tham nhũng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bịxử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phảibồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Điều 58. Hình thứckiểm tra

1. Kiểm tra thường xuyên được tiến hànhtheo chương trình, kế hoạch và tập trung vào lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinhtham nhũng.

2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khiphát hiện có dấu hiệu tham nhũng.

Mục 2. PHÁT HIỆNTHAM NHŨNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, THANH TRA, KIỂM TOÁN

Điều 59. Phát hiệntham nhũng thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử vàxử lý đề nghị của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử

1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốchội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhândân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân thông qua hoạtđộng giám sát nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì đề nghị Cơ quanthanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân xử lýtheo quy định của pháp luật.

2. Khi nhận được đề nghị quy định tạikhoản 1 Điều này, Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân,trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phải xác minh, xử lý và thông báokết quả cho cơ quan, đại biểu đã đề nghị.

3. Khi nhận được đề nghị quy định tạikhoản 1 Điều này, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán hoặc xem xét, quyếtđịnh việc kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và thông báo kếtquả cho cơ quan, đại biểu đã đề nghị.

Điều 60. Phát hiệntham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán

1. Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nướcthông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán có trách nhiệm chủ động phát hiện hànhvi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định củapháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Kiểm toán nhà nước raquyết định thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng khi có căn cứtheo quy định của Luật Thanh tra, Luật Kiểm toán nhà nước.

Điều 61. Thẩmquyền của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước trong thanh tra, kiểm toán vụviệc có dấu hiệu tham nhũng

1. Cơ quan thanh tra, trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình, thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo thẩmquyền như sau:

a) Thanh tra Chính phủ thanh tra vụ việccó dấu hiệu tham nhũng do người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trởlên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địaphương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủquyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của cơquan ở trung ương thực hiện; người công tác tại Thanh tra Chính phủ thực hiện;

b) Thanh tra Bộ thanh tra vụ việc có dấuhiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyềnquản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện, trừ trường hợp quy định tại điểm akhoản này;

c) Thanh tra tỉnh thanh tra vụ việc có dấuhiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệpnhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương thực hiện, trừtrường hợp quy định tại điểm a khoản này.

2. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhànước kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức có quảnlý, sử dụng tài chính công, tài sản công theo phân công của Tổng Kiểm toán nhànước.

3. Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra,kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của phápluật về thanh tra, pháp luật về kiểm toán nhà nước.

4. Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểmtoán nhà nước có trách nhiệm phối hợp xử lý trùng lặp trong hoạt động thanhtra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.

Điều 62. Tráchnhiệm xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanhtra, kiểm toán

Trong quá trình thanh tra, kiểm toán nếuphát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì người ra quyết định thanh tra,người ra quyết định kiểm toán phải chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũngvà xử lý như sau:

1. Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạmthì chuyển ngay hồ sơ vụ việc và kiến nghị Cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụán hình sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cungcấp. Trong trường hợp này, Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước tiếp tục tiếnhành hoạt động thanh tra, kiểm toán về các nội dung khác theo kế hoạch tiếnhành thanh tra, kế hoạch kiểm toán đã phê duyệt và ban hành Kết luận thanh tra,Báo cáo kiểm toán theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về kiểmtoán nhà nước;

2. Trường hợp vụ việc không có dấu hiệutội phạm thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lýngười có hành vi vi phạm. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lýphải thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý cho Cơ quan thanh tra, Kiểm toánnhà nước đã kiến nghị.

Điều 63. Công khaiKết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng

1. Người ra quyết định thanh tra, người raquyết định kiểm toán có trách nhiệm công khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểmtoán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.

2. Việc công khai Kết luận thanh tra, Báocáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định củapháp luật về thanh tra, pháp luật về kiểm toán nhà nước.

Điều 64. Xử lý viphạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán

1. Trường hợp sau khi kết thúc thanh tra,kiểm toán mà cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện có vụ việc tham nhũng xảy ratại cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tiến hành thanh tra, kiểm toán về cùng một nộidung thì Trưởng đoàn thanh tra, Trưởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn thanhtra, thành viên đoàn kiểm toán và cá nhân có liên quan đã tiến hành thanh tra,kiểm toán trước đó nếu có lỗi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bịxử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp đoàn thanh tra, đoàn kiểmtoán nếu đã phát hiện, báo cáo về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng nhưng người raquyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán không xử lý thì Trưởng đoànthanh tra, Trưởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn thanh tra, thành viên đoànkiểm toán và cá nhân có liên quan không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợpnày, người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán phải chịutrách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Mục 3. PHẢN ÁNH,TỐ CÁO, BÁO CÁO VỀ HÀNH VI THAM NHŨNG

Điều 65. Phản ánh,tố cáo và xử lý phản ánh, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng

1. Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh vềhành vi tham nhũng, cá nhân có quyền tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cóthẩm quyền khi nhận được phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng phải xem xét,xử lý kịp thời và áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố cáo.

3. Việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo vềhành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

4. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh về hànhvi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp công dân.

Điều 66. Báo cáovà xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng

1. Cán bộ, công chức, viên chức, người laođộng, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang khi phát hiện hành vi thamnhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác thì phải báo cáo ngayvới người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến hành vi tham nhũng thì phải báo cáo vớingười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhậnđược báo cáo về hành vi tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ việc theothẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xửlý và thông báo cho người báo cáo biết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạncó thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày; trường hợp cần thiết thì người được báocáo quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngănchặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo.

Điều 67. Bảo vệngười phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng

1. Việc bảo vệ người tố cáo hành vi thamnhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

2. Người phản ánh, báo cáo về hành vi thamnhũng được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo.

Điều 68. Khenthưởng người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng

Người có thành tích trong việc phản ánh,tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng thì được khen thưởng theo quy định củapháp luật.

Điều 69. Tráchnhiệm của người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng

1. Người phản ánh, báo cáo về hành vi thamnhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của nội dungphản ánh, báo cáo.

2. Người tố cáo hành vi tham nhũng phảichịu trách nhiệm về việc tố cáo của mình theo quy định của Luật Tố cáo.

Chương IV

CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔCHỨC, ĐƠN VỊ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 70. Tráchnhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng

1. Chỉ đạo việc thực hiện các nội dung quyđịnh tại khoản 1 Điều 4 của Luật này.

2. Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêmchỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quytắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh.

3. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra thamnhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo quy địnhtại Điều 72 và Điều 73 của Luật này.

Điều 71. Tráchnhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc áp dụng biện pháptạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác

1. Khi có căn cứ cho rằng người có chứcvụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng, người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, đề nghị người cóthẩm quyền quản lý cán bộ đối với người có chức vụ, quyền hạn tạm đình chỉ côngtác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với người có hành vi viphạm để xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng nếu xét thấy người đó tiếp tục làmviệc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịhoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ đối với người có chức vụ, quyền hạnphải xem xét tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công táckhác đối với người có chức vụ, quyền hạn khi nhận được yêu cầu của Cơ quanthanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa ánnhân dân nếu trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử cócăn cứ cho rằng người đó có hành vi tham nhũng.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịhoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ đối với người có chức vụ, quyền hạnphải hủy bỏ ngay quyết định và thông báo công khai về việc hủy bỏ quyết địnhtạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác, khôi phụcquyền, lợi ích hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan, tổchức, đơn vị có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng.

4. Chính phủ quyđịnh chi tiết về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thờichuyển sang vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích hợppháp khác và bồi thường, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người có chứcvụ, quyền hạn sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kết luận người đókhông có hành vi tham nhũng.

Điều 72. Tráchnhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịkhi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụtrách

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịphải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng của người do mình trựctiếp quản lý, giao nhiệm vụ.

2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng tronglĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình được giao trực tiếp phụ trách; ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm liên đới.

Điều 73. Xử lýtrách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý,phụ trách

1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra thamnhũng quy định tại Điều 72 của Luật này thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịchịu trách nhiệm liên đới khi để xảy ra tham nhũng quy định tại khoản 2 Điều 72của Luật này thì bị xử lý kỷ luật.

3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét loại trừ, miễn, giảm hoặc bị tăngtrách nhiệm pháp lý trong các trường hợp sau đây:

a) Được xem xét loại trừ trách nhiệm trongtrường hợp không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòngngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng;

b) Được xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệmtrong trường hợp đã áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, khắc phục hậuquả của hành vi tham nhũng hoặc đã chủ động, kịp thời phát hiện, báo cáo và xửlý tham nhũng theo quy định của pháp luật;

c) Được xem xét miễn hoặc giảm hình thứckỷ luật nếu chủ động xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xửlý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Bị xem xét tăng trách nhiệm trongtrường hợp phát hiện hành vi tham nhũng mà không áp dụng các biện pháp cầnthiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc không kịpthời báo cáo, xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật.

4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứngđầu trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội đểxảy ra tham nhũng trong tổ chức mình ngoài việc bị xử lý theo quy định của Điềunày còn bị xử lý theo điều lệ, quy chế, quy định của tổ chức đó.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAMNHŨNG

Điều 74. Tráchnhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, vận động Nhân dân thựchiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; phản biện xã hội, kiến nghị hoànthiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiến nghị việc thựchiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng;

b) Động viên Nhân dân tham gia tích cựcvào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;

c) Cung cấp thông tin cho cơ quan, tổchức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng;

d) Giám sát việc thực hiện pháp luật vềphòng, chống tham nhũng.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức thành viên của Mặt trận có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhâncó thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việctham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, kiếnnghị việc bảo vệ, khen thưởng người có công phát hiện, tố cáo hành vi thamnhũng. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lờitrong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị; đối với vụ việcphức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Điều 75. Tráchnhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo

1. Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệmđấu tranh chống tham nhũng, đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụviệc tham nhũng.

2. Cơ quan báo chí, nhà báo có quyền yêucầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin liênquan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cótrách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về báo chí và quyđịnh khác của pháp luật có liên quan.

3. Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệmphản ánh khách quan, trung thực và chấp hành các quy định khác của pháp luật vềbáo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin về hoạt động phòng, chống thamnhũng và vụ việc tham nhũng.

Điều 76. Tráchnhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề

1. Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp,hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm tuyên truyền, động viên người lao động,thành viên, hội viên của mình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chốngtham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng;kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi tham nhũng.

2. Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp,hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luậtvề phòng, chống tham nhũng.

3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cóthẩm quyền phối hợp với hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tổ chức diễnđàn để trao đổi, cung cấp thông tin, phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

Điều 77. Tráchnhiệm của công dân, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng

1. Công dân tự mình hoặc thông qua Banthanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc thông qua tổ chức màmình là thành viên tham gia phòng, chống tham nhũng.

2. Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sátđầu tư của cộng đồng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việcthực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Chương VI

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG DOANH NGHIỆP, TỔCHỨC KHU VỰC NGOÀI NHÀ NƯỚC

Mục 1. XÂY DỰNGVĂN HÓA KINH DOANH
LÀNH MẠNH, KHÔNG THAM NHŨNG

Điều 78. Quy tắcđạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh

1. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắcđạo đức kinh doanh là chuẩn mực ứng xử phù hợp với đặc thù chuyên môn, nghềnghiệp của người hành nghề, người hoạt động kinh doanh nhằm bảo đảm liêm chínhtrong hành nghề, kinh doanh.

2. Khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hộidoanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp, căn cứ vào quy định của Luật này và luật khác có liên quan, ban hànhquy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động,thành viên, hội viên của mình.

Điều 79. Xây dựngquy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng

1. Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tếkhác ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòngngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng và xây dựng văn hóa kinhdoanh lành mạnh, không tham nhũng.

2. Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngànhnghề có trách nhiệm tổ chức, động viên, khuyến khích thành viên, hội viên xâydựng môi trường kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng; giám sát việc chấp hànhpháp luật về phòng, chống tham nhũng của thành viên, hội viên, tích cực thamgia vào việc hoàn thiện chính sách, pháp luật.

Mục 2. ÁP DỤNGLUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC KHU VỰC NGOÀI NHÀNƯỚC

Điều 80. Áp dụngcác biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoàinhà nước

1. Các quy định sau đây được áp dụng đốivới công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và đối với tổ chức xã hội do Thủ tướngChính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyếtđịnh thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhândân để hoạt động từ thiện:

a) Nguyên tắc công khai, minh bạch, nộidung công khai, minh bạch, hình thức công khai, trách nhiệm thực hiện việc côngkhai, minh bạch quy định tại Điều 9, các điểm a, c và d khoản 1 Điều 10, Điều11 và Điều 12 của Luật này;

b) Kiểm soát xung đột lợi ích quy định tạiĐiều 23 của Luật này;

c) Trách nhiệm, xử lý trách nhiệm củangười đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu quy định tại Điều 72, các điểm a, bvà d khoản 3 Điều 73 của Luật này.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 81. Thanh traviệc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổchức khu vực ngoài nhà nước

1. Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ,Thanh tra tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thanh tra việc thựchiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với công ty đại chúng, tổ chứctín dụng, đối với tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụhoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điềulệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện khi có dấuhiệu rõ ràng về việc vi phạm quy định tại Điều 80 của Luật này.

2. Trình tự, thủ tục thanh tra việc thựchiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại khoản 1 Điều này đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

3. Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệmxử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra quy định tại khoản 1 Điềunày.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 82. Phát hiệntham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước

1. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhànước có trách nhiệm tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị cơquan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức mình.

2. Cơ quan thanh tra khi tiến hành hoạtđộng thanh tra nếu phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khuvực ngoài nhà nước có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan cóthẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khiphát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nướccó trách nhiệm phản ánh, tố cáo, báo cáo theo quy định tại Mục 3 Chương III củaLuật này.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG PHÒNG,CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 83. Đơn vịchuyên trách về chống tham nhũng

1. Trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an,Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị chuyên trách về chống thamnhũng trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phêchuẩn. Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an quy định tổ chức, nhiệmvụ, quyền hạn của đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng trong Thanh tra Chínhphủ, Bộ Công an.

Điều 84. Tráchnhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nướcvề công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

2. Thanh tra Chính phủ là cơ quan đầu mốigiúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng và có tráchnhiệm sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơquan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luậtvề phòng, chống tham nhũng;

b) Quản lý việc thực hiện các biện phápphòng ngừa tham nhũng theo thẩm quyền;

c) Thanh tra, kiểm tra công tác phòng,chống tham nhũng theo thẩm quyền; tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanhtra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

d) Quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểmsoát tài sản, thu nhập;

đ) Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liênquan đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tácphòng, chống tham nhũng;

e) Xây dựng báo cáo hằng năm về công tácphòng, chống tham nhũng.

3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức hoạt động điều tra tộiphạm tham nhũng.

4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Chính phủquản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng.

Điều 85. Tráchnhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấpcó thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáodục pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tácphòng, chống tham nhũng;

4. Tổ chức công tác thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo về phòng, chống tham nhũng;

5. Hằng năm, báo cáo Hội đồng nhân dâncùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng.

Điều 86. Tráchnhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao

1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có tráchnhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đốivới tội phạm tham nhũng; điều tra tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư phápmà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sátnhân dân, Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hànhhoạt động tư pháp.

2. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm,tái thẩm các vụ án tham nhũng thuộc thẩm quyền, giám đốc việc xét xử các vụ ántham nhũng của các tòa án khác, tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụngthống nhất pháp luật trong xét xử các vụ án tham nhũng.

Điều 87. Tráchnhiệm của Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm kiểmtoán nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu thamnhũng theo quy định của pháp luật.

Điều 88. Tráchnhiệm phối hợp của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra,Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác

1. Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước,Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Phối hợp với nhau và phối hợp với cơquan, tổ chức, đơn vị khác trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý thamnhũng;

b) Phối hợp trong việc tổng hợp, đánh giá,dự báo tình hình tham nhũng; kiến nghị chính sách, pháp luật, giải pháp phòng,chống tham nhũng.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tạo điều kiện, phối hợpvới Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhândân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng.

Chương VIII

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 89. Nguyêntắc chung về hợp tác quốc tế

Nhà nước cam kết thực hiện các điều ướcquốc tế về phòng, chống tham nhũng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namlà thành viên; hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nướcngoài trong hoạt động phòng, chống tham nhũng trên nguyên tắc tôn trọng độclập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi.

Điều 90. Tráchnhiệm thực hiện hợp tác quốc tế

1. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Tưpháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và cơ quan khác thực hiện hợp tác quốc tế vềnghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật,trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong phòng, chống tham nhũng.

2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa ánnhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình, thực hiện hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp trongphòng, chống tham nhũng.

Điều 91. Hợp tácquốc tế về thu hồi tài sản tham nhũng

1. Trên cơ sở điều ước quốc tế mà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với các nguyên tắccơ bản của pháp luật Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp tácvới các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong kê biên tài sản, phong tỏa tàikhoản, tịch thu hoặc thu hồi tài sản tham nhũng và trả lại tài sản đó cho chủsở hữu, người quản lý hợp pháp.

2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơquan trung ương về hợp tác quốc tế thu hồi tài sản tham nhũng trong tố tụnghình sự; tiếp nhận, xử lý yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự của nước ngoài vềthu hồi tài sản tham nhũng và đề nghị nước ngoài thực hiện yêu cầu tương trợ tưpháp hình sự về thu hồi tài sản tham nhũng của Việt Nam.

3. Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, BộNgoại giao và cơ quan nhà nước có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình, có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong hợptác quốc tế về thu hồi tài sản tham nhũng.

Chương IX

XỬ LÝ THAM NHŨNG VÀ HÀNH VI KHÁC VI PHẠM PHÁP LUẬTVỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Mục 1. XỬ LÝ THAMNHŨNG

Điều 92. Xử lýngười có hành vi tham nhũng

1. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kìchức vụ, vị trí công tác nào đềuphải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu,thôi việc, chuyển công tác.

2. Người có hành vi tham nhũng quy địnhtại Điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lýkỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theoquy định của pháp luật.

3. Trường hợp người có hành vi tham nhũngbị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.

4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ độngkhai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, gópphần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quảcủa hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định củapháp luật.

5. Người bị kết án về tội phạm tham nhũnglà cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lựcpháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc đối với đại biểu Quốc hội, đại biểuHội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng nhân dân.

Điều 93. Xử lý tàisản tham nhũng

1. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi,trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định củapháp luật.

2. Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây raphải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thườngtheo quy định của pháp luật.

Mục 2. XỬ LÝ HÀNHVI KHÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 94. Xử lýhành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổchức, đơn vị

1. Hành vi khác vi phạm pháp luật vềphòng, chống tham nhũng là những hành vi không thuộc trường hợp quy định tạiĐiều 2 của Luật này bao gồm:

a) Vi phạm quy định về công khai, minhbạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Vi phạm quy định về định mức, tiêuchuẩn, chế độ;

c) Vi phạm quy định về quy tắc ứng xử;

d) Vi phạm quy định về xung đột lợi ích;

đ) Vi phạm quy định về chuyển đổi vị trícông tác của người có chức vụ, quyền hạn;

e) Vi phạm quy định về nghĩa vụ báo cáo vềhành vi tham nhũng và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng;

g) Vi phạm quy định về nghĩa vụ trung thựctrong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhậptăng thêm;

h) Vi phạm quy định về thời hạn kê khaitài sản, thu nhập hoặc vi phạm quy định khác về kiểm soát tài sản, thu nhập.

2. Người có hành vi quy định tại một trongcác điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độvi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của phápluật.

Người có hành vi quy định tại điểm g khoản1 Điều này thì bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật này.

3. Người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷluật nếu là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị thì bị xem xét áp dụng tăng hình thức kỷ luật.

Người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luậtnếu là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xãhội thì còn bị xử lý theo điều lệ, quy chế, quy định của tổ chức đó.

4. Chính phủ quyđịnh chi tiết việc xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điềunày.

Điều 95. Xử lýhành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp,tổ chức khu vực ngoài nhà nước

Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhànước là công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướngChính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyếtđịnh thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhândân để hoạt động từ thiện vi phạm quy định tại Điều 80 của Luật này thì tùytheo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý như sau:

1. Doanh nghiệp, tổ chức bị xử phạt viphạm hành chính theo quy định của pháp luật;

2. Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trongdoanh nghiệp, tổ chức bị xử lý theo điều lệ, quy chế, quy định của doanhnghiệp, tổ chức đó.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức khôngthực hiện các biện pháp xử lý đối với người giữ chức danh, chức vụ quản lý thìbị cơ quan có thẩm quyền thanh tra công bố công khai về tên, địa chỉ và hành vivi phạm theo quy định của pháp luật.

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 96. Hiệu lựcthi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày01 tháng 7 năm 2019.

2. Luật Phòng, chống tham nhũng số55/2005/QH11 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 vàLuật số 27/2012/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20 tháng 11 năm2018.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

 

 





Video tuyên truyền nông thôn mới
  • Hạ tầng giao thông, khát vọng phát triển
  • Lễ Hội Cá Tôm Sông Đà Tỉnh Hòa Bình năm 2023
  • Ứng dụng PC Covid
  • Hướng dẫn cài đặt Bluezone để phòng, chống dịch COVID-19
  • Top 12 điểm du lịch nổi tiếng tại Hòa Bình thu hút khách du lịch nhất
  • ANTV Truyền hình công an nhân dân
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 4
  • Trong tuần: 4 408
  • Tất cả: 768660
 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ SỞ TÀI CHÍNH TỈNH HÒA BÌNH
Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Điện thoại: (0218) 3 852 106 - Fax: (0218) 3 852249
Email: stchoabinh@mof.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 47/GP-STTTT ngày 07/4/2016
 Chung nhan Tin Nhiem Mang