Kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022
Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 18/01/2022 của Uỷ ban
nhân dân (UBND) tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực
hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Hòa
Bình năm 2022
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước tiếp tục có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, áp lực lạm phát tăng khiến nhiều quốc gia phải từng bước thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ. Ở trong nước, dịch Covid-19 còn có thể kéo dài, nguy cơ xuất hiện biến thể mới, phức tạp, nguy hiểm hơn làm giảm hiệu quả vắc-xin. Kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút. Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát cơ bản được dịch Covid-19; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai, biến đổi khí hậu tiếp tục ảnh hưởng đến việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 18/01/2022 của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Hòa Bình năm 2022, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Mục tiêu chủ yếu cụ thể như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu giúp Uỷ ban
nhân dân tỉnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước
(NSNN) năm 2022, với những chỉ tiêu chính:
+ Tổng thu NSNN 6.410 tỷ đồng. |
+ Tỷ trọng chi thường xuyên giảm xuống còn 61%. |
+ Tỷ trọng thu tiền sử dụng đất từ đấu giá tài sản dôi dư sau sắp xếp bằng 5%. |
2. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án một số giải pháp tạo nguồn và tăng
cường quản lý thu NSNN trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
3. Tham mưu tập trung huy động tối đa nguồn lực cho phòng, chống dịch
Covid-19, mua và tiêm vắc-xin. Bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ, chính sách
cho các lực lượng tuyến đầu phòng, chống Covid-19 và hỗ trợ người dân bị ảnh
hưởng của dịch Covid-19; kinh phí thực hiện Nghị quyết số 48/2021/NQ-HĐND
của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh quy định một số chính sách đặc thù trong
phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Điều hành chi ngân sách hiệu quả, chặt chẽ, tiết kiệm, dành nguồn lực
cho phòng, chống Covid-19, hỗ trợ phục hồi kinh tế và dự phòng cho các trường
hợp bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh.
Phấn đấu thực hiện hoàn thành dự toán thu, chi ngân sách đã được giao,
cụ thể:
- Thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện 6.410 tỷ đồng, bằng 100% dự
toán HĐND tỉnh giao và tăng 64% so với Thủ tướng Chính phủ giao, bằng
114% so với thực hiện năm 2021. Trong đó thu tiền sử dụng đất 3.100 tỷ đồng,
tăng 62% so với thực hiện năm 2021, chiếm tỷ trọng 48% trong tổng thu NSNN.
- Thu ngân sách địa phương ước thực hiện 16.000 tỷ đồng, bằng 109% so
với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao, đạt 132% so với Thủ tướng Chính phủ
giao, tăng 12% so với thực hiện năm 2021.
- Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 15.900 tỷ đồng, tăng 9% so với
chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao, bằng 131% so với Thủ tướng Chính phủ
giao, bằng 112% so với thực hiện năm 2021. Tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND tỉnh; phối hợp các ngành, các cấp triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp
quản lý thu, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành, quản
lý thu ngân sách. Tập trung triển khai đầy đủ các giải pháp của Chính phủ về
triển khai thực hiện dự toán NSNN năm 2022. Chủ động phối hợp với cơ quan
thuế theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa
bàn thu, từng khu vực thu, từng sắc thuế và có phương án tham mưu chỉ đạo,
điều hành thu kịp thời; dự báo thu hàng tháng, hàng quý sát đúng với thực tế
phát sinh. Bên cạnh đó, rà soát, xác định những nguồn thu còn tiềm năng, các
lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp về chính sách và
quản lý thu hiệu quả.
Tổ chức điều hành chi ngân sách năm 2022 theo dự toán, chặt chẽ, tiết
kiệm, hiệu quả; tăng cường thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch việc sử
dụng NSNN và tài sản công; siết chặt kỷ cương, kỷ luật ngân sách. Các cơ quan,
đơn vị chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; triệt để tiết kiệm trong quá
trình thực hiện. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát đầu tư; nâng cao hiệu
quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.
Kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng các khoản chi tiêu NSNN
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quan tâm đến an sinh xã hội và đảm bảo
3
an ninh, quốc phòng. Chi NSNN trên tinh thần triệt để tiết kiệm, đảm bảo ưu
tiên bố trí kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ theo mức độ cấp thiết, khả
năng triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn NSNN được phân bổ và các nguồn huy động
hợp pháp khác. Cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo,... và các
khoản chi không cần thiết khác. Nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng
tài sản của nhà nước; triển khai thực hiện mua sắm tập trung theo quy định. Tổ
chức rà soát, nâng mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị tự đảm bảo một phần
chi thường xuyên, để giảm phần hỗ trợ từ NSNN.
Tiếp tục dành tối thiểu 50% nguồn dự phòng ngân sách các cấp năm 2022
cùng với các nguồn dự phòng còn dư của năm 2021 để chuẩn bị nguồn lực cho
công tác phòng, chống dịch Covid-19, mua và tiêm vắc-xin. Bảo đảm kinh phí
thực hiện chế độ, chính sách cho các lực lượng tuyến đầu phòng, chống Covid19 và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19; kinh phí thực hiện một
số chính sách đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết số
48/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Tải về văn bản tại đây
Thế Mạnh