Địa phương cần xác định lại số tiết kiệm 10% để cải cách tiền lương
(TBTCO) - Theo Thông tư số 47/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2023-2025, địa phương cần xác định lại số tiết kiệm 10% chi thường xuyên để cải cách tiền lương.

Địa phương cần xác định lại số tiết kiệm 10% để cải cách lương. Ảnh: TL

Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết, các địa phương dự toán sát nguồn thu xổ số kiến thiết (bao gồm cả số thu được phân chia từ hoạt động xổ số điện toán) và tiếp tục sử dụng toàn bộ nguồn thu từ xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển (ĐTPT).

Trong đó ưu tiên để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề (bao gồm cả đầu tư mua sắm thiết bị dạy học phục vụ chương trình đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông) và lĩnh vực y tế; phần còn lại ưu tiên chi thực hiện các công trình, dự án đầu tư phòng chống thiên tai, chống biến đổi khí hậu, nông thôn mới và các nhiệm vụ đầu tư quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương (NSĐP).

Đối với sử dụng tiền thu vé tham gia chơi casino, các địa phương được cơ quan có thẩm quyền thí điểm cho phép người Việt Nam chơi tại điểm kinh doanh casino, sử dụng nguồn thu từ tiền vé tham gia chơi tại điểm kinh doanh casino để chi ĐTPT cho các mục tiêu phúc lợi xã hội, phục vụ cộng đồng, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

Trong đó bố trí tối thiểu 60% cho các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề và y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 102/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số 03/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh casino.

Ngoài ra, Bộ Tài chính lưu ý, NSĐP xác định lại số tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2023 dành để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.

Kinh phí thực hiện chuẩn nghèo đa chiều theo phê duyệt của cấp thẩm quyền và nghị quyết của Chính phủ, chi tiết đối với từng loại chuẩn nghèo đa chiều, cụ thể số đối tượng, nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội năm 2023 theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025; kinh phí thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa; kinh phí thực hiện chế độ chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành và có hiệu lực thi hành sau ngày 1/9/2021.

Chi trả nợ lãi, phí và chi phí khác: Xây dựng dự toán thành một mục chi riêng trong chi cân đối NSĐP, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn; kèm theo thuyết minh mức chi trả chi tiết theo từng nguồn vốn vay (nếu có), gồm: nguồn vay nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại, tín dụng phát triển, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương./.

Ngân sách địa phương bố trí chi trả cho số biên chế tăng thêm

Đối với các địa phương được phép điều chỉnh, bổ sung tăng biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế theo quyết định của cấp có thẩm quyền, tiếp tục chủ động bố trí chi NSĐP để đảm bảo kinh phí chi trả cho số biên chế tăng thêm; đối với nhu cầu tiền lương tăng thêm do thực hiện cải cách tiền lương, tổng hợp vào nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương để xử lý theo quy định hiện hành.

Minh Anh (Nguồn:www.thoibaotaichinhvietnam.vn)





Video tuyên truyền nông thôn mới
  • Hạ tầng giao thông, khát vọng phát triển
  • Lễ Hội Cá Tôm Sông Đà Tỉnh Hòa Bình năm 2023
  • Ứng dụng PC Covid
  • Hướng dẫn cài đặt Bluezone để phòng, chống dịch COVID-19
  • Top 12 điểm du lịch nổi tiếng tại Hòa Bình thu hút khách du lịch nhất
  • ANTV Truyền hình công an nhân dân
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 300
  • Trong tuần: 4 202
  • Tất cả: 758024
 BẢN QUYỀN THUỘC VỀ SỞ TÀI CHÍNH TỈNH HÒA BÌNH
Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Điện thoại: (0218) 3 852 106 - Fax: (0218) 3 852249
Email: stchoabinh@mof.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 47/GP-STTTT ngày 07/4/2016
 Chung nhan Tin Nhiem Mang